I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý:
Xã Đăk Tờ Kan nằm phía Tây của huyện Tu Mơ Rông cách trung tâm huyện khoảng 15 km.
Giới cận: Phía đông giáp ranh giới xã Đăk Hà; phía tây giáp ranh giới xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô; phía nam giáp ranh giới xã Đăk Trăm huyện Đăk Tô, Phía bắc giáp ranh giới xã Đăk Rơ Ông
2. Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên: 6,897.43 ha.
3. Đặc điểm địa hình, khí hậu
3.1. Địa hình:
Địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi có độ cao trung bình 900 - 1.200 m, với đỉnh cao nhất ở phía Bắc tới 2.000 m, độ cao thấp nhất là vùng đất phía Đông với độ cao 800 m.
3.2. Khí hậu, thủy văn:
- Khí hậu: Theo nguồn số liệu khí tượng thủy văn Kon Tum, xã nằm ở tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới vùng trung Kon Tum mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm: 20 - 240C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 - 2.200 mm. Độ ẩm trung bình năm: 82 -87 %
- Thuỷ văn: Hệ thống suối trên địa bàn xã tương đối dày, các suối, khe cạn tạo bởi sự chia cắt của các dãy núi, tất cả đều đổ về sông Đăk Tờ Kan và cũng là đầu nguồn của lưu vực sông Pô Ko .
II. Đặc điểm kinh tế, xã hội:
1. Tình hình dân số và lao động: Toàn xã có 739 hộ, 4.096 nhân khẩu; Phần đông dân số là người dân tộc Xê Đăng chiếm 93,8%, dân tộc Kinh chiếm 6,2%. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn cao 51,72%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 86,88%.
2. Số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới là 12/19 tiêu chí.
3. Thu nhập bình quân đầu người: 29,5 triệu/năm.
4. Một số diện tích cây trồng chính: Lúa Đông xuân 78 ha; sắn 375 ha; cà phê 125,6 ha; Mắc ca 56,34 ha; cây ăn quả 16,34 ha; Dược liệu: 1 ha Sơn tra.
5. Chăn nuôi: Tổng đàn 12.271 con; ao cá 1,4ha.