A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu về Cột mốc ba biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia.

 (Cột mốc ba biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia , cột mốc 790 , cửa khẩu Quốc Tế Bờ Y và Nhà văn hoá Hữu nghị Biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia tại huyện Ngọc Hồi Kon Tum.)

Nằm ở vị trí phía Bắc Tây nguyên, Tỉnh Kon Tum được thiên nhiên ưu ái với nhiều cảnh đẹp núi rừng, thiên nhiên phong phú. Nơi đây còn là vùng đất có lịch sử lâu đời với truyền thống cách mạng hào hùng, ghi dấu ấn thành những di tích lịch sử được sếp hạng cấp Quốc gia. Vừa qua, sau đợt tập huấn về công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông năm 2024 bản thân thật may mắn khi được đi thực tế, tham quan Cột mốc ba biên( Cột mốc ba biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia 2007), cột mốc 790 ( 2008), Cửa khẩu Quốc Tế Bờ Y và Nhà văn hoá Hữu nghị Biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia tại huyện Ngọc Hồi, Kon Tum.

 

                                  Hình ảnh lớp tập huấn thực hiện nghi lễ chào cờ tại cột mốc ba biên.

Nước CHXHCN Việt Nam, Vương quốc Campuchia và nước CHDCND Lào đã ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa ba nước tức là vị trí Cột mốc Ngã ba biên giới; đây là một minh chứng về sự hoà bình và tình hữu nghị anh em của 3 nước Đông Dương. Theo đó Cột mốc biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia được khởi công xây dựng ngày 29/11/2007, khánh thành ngày 18/01/2008. Đến dự và chủ trì lễ khánh thành cột mốc ngã ba biên giới đồng chí  Đào Việt Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Ngài VarKimHong, Bộ trưởng cao cấp của Chính phủ phụ trách công tác biên giới của Chính phủ Hoàng gia Campuchia ông,  Ngài Phong savatbutpha, Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao kiêm Trưởng ban Ban biên giới nước CHDCND Lào cùng lãnh đạo và nhân dân ba tỉnh của ba nước có chung biên giới tham dự.

Cột mốc ba biên do Việt Nam- Lào- Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao 1.086m so với mực nước biển, nơi có cảnh quan núi non trùng điệp, hùng vĩ. Phía Việt Nam thuộc xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, phía Lào thuộc tỉnh Attapeu, phía Campuchia thuộc tỉnh Rattanakiri, cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 10Km, cách thành phố Kon Tum 90Km. Vị trí Mốc ngã ba biên giới là điểm cuối cùng cửa đường biên giới Việt Nam- Lào dài 2.337.459Km và là điểm đầu của đường biên giới đất liền Việt Nam- Campuchia dài 1.257.781Km. Cột mốc được thiết kế thân hình trụ có chóp tam giác đều; kích thước cao 2m, rộng 0.6m; nặng nguyên khói 900Kg; vật liệu được làm bằng đá hoa cương nguyên khối; trên mỗi mặt có khắc quốc huy, biểu tượng, tên quốc gia và số năm cắm mốc; mặt mốc hướng về mỗi quốc gia. Đế mốc hình tròn thể hiện sự bình đẳng và phù hợp địa hình, điều kiện tự nhiên của khu vực, về đường đi lên ở ba hướng của ba quốc gia được xếp bằng đá, đối với đường đi lên ở hướng Việt Nam được xếp bằng đá hoa cương và bao gồm 125 bậc.

                             Cột mốc biên giới Việt Nam- Lào-  Campuchia( Ảnh: sưu tầm).

Sau khi cột mốc ngã ba biên giới này được khánh thành tại vị trí này đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng giữa ba quốc gia như: vào tháng 10/2018 đã diễn ra Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia lần thứ nhất năm do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức; đặc biệt sáng ngày 14-12-2023, tại khu vực cột mốc ngã ba biên giới (tỉnh Kon Tum/Việt Nam, Attapeu/Lào và Ratanakiri/Campuchia) đã diễn ra sự kiện Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới cấp Bộ trưởng Bộ quốc phòng lần thứ nhất giữa ba Bộ trưởng Bộ quốc phòng của 03 nước Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất . Chủ trì buổi Giao lưu có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đoàn đại biểu Lào do Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Campuchia do Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn. Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia đã tiến hành chào tô son cột mốc chủ quyền; chứng kiến là lực lượng tuần tra bảo vệ biên giới ba nước, kiểm tra cột mốc ngã ba biên giới; diễn tập quân y chung giữa quân đội ba nước.

Việc tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất nhằm triển khai kế hoạch hợp tác năm 2023 giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ Quốc phòng Lào và Bộ Quốc phòng Campuchia. Qua đó, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị, xây dựng tình cảm hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới ba nước, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực biên giới. Đồng thời, đóng góp xây dựng đường biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển; truyền tải thông điệp về tình đoàn kết, hữu nghị, tương trợ lẫn nhau giữa Chính phủ, quân đội và nhân dân ba nước.

 Hình ảnh lớp tập huấn tham gia thăm quan cột mốc ba biên

Cột mốc biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia hay còn gọi cột mốc ba biên Đông Dương, khu vực  được ví von với “tiếng gà gáy sáng ba nước cùng nghe” là một địa điểm rất nổi tiếng ở vùng viễn biên cực Bắc Tây Nguyên.

Hiện nay cột mốc ba biên đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, các cán bộ Biên phòng đã trồng thêm nhiều cây hoa anh Đào, dọc theo đường xe di chuyển và hai hàng hoa dã quỳ bắt đầu từ bậc thang đầu tiên lên đến vị trí cột mốc.


                                               Lớp tập huấn chụp ảnh giữa hai hàng hoa Dã Quỳ.

       Ngoài ra vào các mùa trong năm dọc theo hai bên đường xe di chuyển lên cột mốc sẽ có các loại hoa dại và cây nông sản theo mùa của các hộ người dân canh tác, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đa màu sắc rất thích hợp cho việc tham quan, khám phá cảnh đẹp nơi đây.


                         Hình ảnh cây cà phê của người dân canh tác đang vào mùa thu hoạch.

        Tạm biệt Cột mốc biên giới ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia chúng ta cùng di chuyển đến cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu giao lưu, phát triển văn hoá, kinh tế và du lịch của hai nước Việt Nam- Lào.

      

                               Lớp tập huấn chụp ảnh tại Quốc môn Cửa khẩu Bờ Y.

Cạnh bên Quốc môn cửa khẩu là cột mốc biên giới 790. Cột mốc được xây dựng ngoài mang ý nghĩa về mặt biên giới quốc gia, cột mốc 790 còn được xác định là một điểm tham quan, du lịch của du khách trong và ngoài nước.


                          Các cán bộ trong lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc biên giới 790.

           Kết thúc chuyến tham quan tập huấn thực tế đoàn cùng di chuyển về Nhà văn hoá hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia.

Nhà văn hoá hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia là một biểu tượng của sự đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa quân đội và nhân dân ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.  Được khởi công xây dựng vào ngày 17-7-2023, khánh thành vào ngày 14/12/2024 Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia có quy mô nhà 2 tầng, kiến trúc kiểu nhà rông Tây Nguyên. Nguồn kinh phí xây dựng Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia do Bộ Quốc phòng Việt Nam cấp với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng. Công trình có tổng diện tích 2.440m2, gồm 8 hạng mục, tổng diện tích xây dựng hơn 1.000m2.

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất, sáng 14-12, đoàn đại biểu ba nước đã tới dự lễ khánh thành Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia tại thôn Tà Ka, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu; đoàn đại biểu Lào do Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu; đoàn đại biểu Campuchia do Đại tướng Tea Seiha, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu cùng tham dự lễ khánh thành.

            Hiện nay nhà văn hoá được BCH BĐBP tỉnh Kon tum bàn giao lại cho cấp uỷ chính quyền địa phương quản lí và duy trì hoạt động. Trong thời gian qua nhà văn hoá được sử dụng vào các hoạt đôgnj chính trị, VHVN -TDTT và đăc biệt là nhà văn hoá mở  cửa cho du khách tham quan tìm hiểu.

Lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm tại Nhà văn hoá hữu nghị quốc phòng biên giới Việt               Nam-Lào-Campuchia.

Hiện nay trên địa bàn xã Pờ Y gồm có 17 thành phần dân tộc cùng nhau sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 65.1% với tổng dân số là 8.674 khẩu, trong đó có dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc Brâu có 173 hộ/ 588 khẩu, cùng các cộng đồng dân tộc Lào và Campuchia, đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán độc đáo. Du khách có thể khám phá những ngôi làng truyền thống, tìm hiểu về cuộc sống, tập tục, lễ hội, và những món ăn đặc trưng của người dân Tây Nguyên.

               Lễ hội của người địa phương nơi đây (Ảnh:sưu tầm).

 

                           Món ăn đặc sắc nơi đây( Ảnh: sưu tầm).

Với giá trị lịch sử, văn hóa và thiên nhiên phong phú, cột mốc ba biên có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch. Một trong những điểm đặc biệt của cột mốc ba biên là vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Nơi đây có một địa hình đa dạng với nhiều dãy núi, sông suối và rừng rậm. Đứng nơi cột mốc, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, với những thảm rừng, sông suối và những ngôi làng nhỏ nằm ẩn mình trong xanh tươi của đại ngàn. Khung cảnh này mang đến một trải nghiệm tuyệt vời, giúp du khách cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng.

          Không chỉ là sự tự hào về dân tộc, chuyến đi mang lại cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc, việc tham quan các địa điểm trên là cơ hội để chúng ta hiểu biết thêm về lịch sử, văn hoá, giao lưu hữu nghị giữa ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia và truyền thống đấu tranh anh dũng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

                                                                                                                                 Vương Thạch Thanh Vi

                                                                                                             ( UBND xã Đắk Tờ Kan, Huyện Tu Mơ Rông)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu về Cột mốc ba biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia.

 (Cột mốc ba biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia , cột mốc 790 , cửa khẩu Quốc Tế Bờ Y và Nhà văn hoá Hữu nghị Biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia tại huyện Ngọc Hồi Kon Tum.)

Nằm ở vị trí phía Bắc Tây nguyên, Tỉnh Kon Tum được thiên nhiên ưu ái với nhiều cảnh đẹp núi rừng, thiên nhiên phong phú. Nơi đây còn là vùng đất có lịch sử lâu đời với truyền thống cách mạng hào hùng, ghi dấu ấn thành những di tích lịch sử được sếp hạng cấp Quốc gia. Vừa qua, sau đợt tập huấn về công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông năm 2024 bản thân thật may mắn khi được đi thực tế, tham quan Cột mốc ba biên( Cột mốc ba biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia 2007), cột mốc 790 ( 2008), Cửa khẩu Quốc Tế Bờ Y và Nhà văn hoá Hữu nghị Biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia tại huyện Ngọc Hồi, Kon Tum.

 

                                  Hình ảnh lớp tập huấn thực hiện nghi lễ chào cờ tại cột mốc ba biên.

Nước CHXHCN Việt Nam, Vương quốc Campuchia và nước CHDCND Lào đã ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa ba nước tức là vị trí Cột mốc Ngã ba biên giới; đây là một minh chứng về sự hoà bình và tình hữu nghị anh em của 3 nước Đông Dương. Theo đó Cột mốc biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia được khởi công xây dựng ngày 29/11/2007, khánh thành ngày 18/01/2008. Đến dự và chủ trì lễ khánh thành cột mốc ngã ba biên giới đồng chí  Đào Việt Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Ngài VarKimHong, Bộ trưởng cao cấp của Chính phủ phụ trách công tác biên giới của Chính phủ Hoàng gia Campuchia ông,  Ngài Phong savatbutpha, Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao kiêm Trưởng ban Ban biên giới nước CHDCND Lào cùng lãnh đạo và nhân dân ba tỉnh của ba nước có chung biên giới tham dự.

Cột mốc ba biên do Việt Nam- Lào- Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao 1.086m so với mực nước biển, nơi có cảnh quan núi non trùng điệp, hùng vĩ. Phía Việt Nam thuộc xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, phía Lào thuộc tỉnh Attapeu, phía Campuchia thuộc tỉnh Rattanakiri, cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 10Km, cách thành phố Kon Tum 90Km. Vị trí Mốc ngã ba biên giới là điểm cuối cùng cửa đường biên giới Việt Nam- Lào dài 2.337.459Km và là điểm đầu của đường biên giới đất liền Việt Nam- Campuchia dài 1.257.781Km. Cột mốc được thiết kế thân hình trụ có chóp tam giác đều; kích thước cao 2m, rộng 0.6m; nặng nguyên khói 900Kg; vật liệu được làm bằng đá hoa cương nguyên khối; trên mỗi mặt có khắc quốc huy, biểu tượng, tên quốc gia và số năm cắm mốc; mặt mốc hướng về mỗi quốc gia. Đế mốc hình tròn thể hiện sự bình đẳng và phù hợp địa hình, điều kiện tự nhiên của khu vực, về đường đi lên ở ba hướng của ba quốc gia được xếp bằng đá, đối với đường đi lên ở hướng Việt Nam được xếp bằng đá hoa cương và bao gồm 125 bậc.

                             Cột mốc biên giới Việt Nam- Lào-  Campuchia( Ảnh: sưu tầm).

Sau khi cột mốc ngã ba biên giới này được khánh thành tại vị trí này đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng giữa ba quốc gia như: vào tháng 10/2018 đã diễn ra Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia lần thứ nhất năm do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức; đặc biệt sáng ngày 14-12-2023, tại khu vực cột mốc ngã ba biên giới (tỉnh Kon Tum/Việt Nam, Attapeu/Lào và Ratanakiri/Campuchia) đã diễn ra sự kiện Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới cấp Bộ trưởng Bộ quốc phòng lần thứ nhất giữa ba Bộ trưởng Bộ quốc phòng của 03 nước Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất . Chủ trì buổi Giao lưu có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đoàn đại biểu Lào do Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Campuchia do Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn. Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia đã tiến hành chào tô son cột mốc chủ quyền; chứng kiến là lực lượng tuần tra bảo vệ biên giới ba nước, kiểm tra cột mốc ngã ba biên giới; diễn tập quân y chung giữa quân đội ba nước.

Việc tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất nhằm triển khai kế hoạch hợp tác năm 2023 giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ Quốc phòng Lào và Bộ Quốc phòng Campuchia. Qua đó, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị, xây dựng tình cảm hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới ba nước, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực biên giới. Đồng thời, đóng góp xây dựng đường biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển; truyền tải thông điệp về tình đoàn kết, hữu nghị, tương trợ lẫn nhau giữa Chính phủ, quân đội và nhân dân ba nước.

 Hình ảnh lớp tập huấn tham gia thăm quan cột mốc ba biên

Cột mốc biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia hay còn gọi cột mốc ba biên Đông Dương, khu vực  được ví von với “tiếng gà gáy sáng ba nước cùng nghe” là một địa điểm rất nổi tiếng ở vùng viễn biên cực Bắc Tây Nguyên.

Hiện nay cột mốc ba biên đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, các cán bộ Biên phòng đã trồng thêm nhiều cây hoa anh Đào, dọc theo đường xe di chuyển và hai hàng hoa dã quỳ bắt đầu từ bậc thang đầu tiên lên đến vị trí cột mốc.


                                               Lớp tập huấn chụp ảnh giữa hai hàng hoa Dã Quỳ.

       Ngoài ra vào các mùa trong năm dọc theo hai bên đường xe di chuyển lên cột mốc sẽ có các loại hoa dại và cây nông sản theo mùa của các hộ người dân canh tác, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đa màu sắc rất thích hợp cho việc tham quan, khám phá cảnh đẹp nơi đây.


                         Hình ảnh cây cà phê của người dân canh tác đang vào mùa thu hoạch.

        Tạm biệt Cột mốc biên giới ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia chúng ta cùng di chuyển đến cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu giao lưu, phát triển văn hoá, kinh tế và du lịch của hai nước Việt Nam- Lào.

      

                               Lớp tập huấn chụp ảnh tại Quốc môn Cửa khẩu Bờ Y.

Cạnh bên Quốc môn cửa khẩu là cột mốc biên giới 790. Cột mốc được xây dựng ngoài mang ý nghĩa về mặt biên giới quốc gia, cột mốc 790 còn được xác định là một điểm tham quan, du lịch của du khách trong và ngoài nước.


                          Các cán bộ trong lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc biên giới 790.

           Kết thúc chuyến tham quan tập huấn thực tế đoàn cùng di chuyển về Nhà văn hoá hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia.

Nhà văn hoá hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia là một biểu tượng của sự đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa quân đội và nhân dân ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.  Được khởi công xây dựng vào ngày 17-7-2023, khánh thành vào ngày 14/12/2024 Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia có quy mô nhà 2 tầng, kiến trúc kiểu nhà rông Tây Nguyên. Nguồn kinh phí xây dựng Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia do Bộ Quốc phòng Việt Nam cấp với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng. Công trình có tổng diện tích 2.440m2, gồm 8 hạng mục, tổng diện tích xây dựng hơn 1.000m2.

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất, sáng 14-12, đoàn đại biểu ba nước đã tới dự lễ khánh thành Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia tại thôn Tà Ka, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu; đoàn đại biểu Lào do Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu; đoàn đại biểu Campuchia do Đại tướng Tea Seiha, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu cùng tham dự lễ khánh thành.

            Hiện nay nhà văn hoá được BCH BĐBP tỉnh Kon tum bàn giao lại cho cấp uỷ chính quyền địa phương quản lí và duy trì hoạt động. Trong thời gian qua nhà văn hoá được sử dụng vào các hoạt đôgnj chính trị, VHVN -TDTT và đăc biệt là nhà văn hoá mở  cửa cho du khách tham quan tìm hiểu.

Lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm tại Nhà văn hoá hữu nghị quốc phòng biên giới Việt               Nam-Lào-Campuchia.

Hiện nay trên địa bàn xã Pờ Y gồm có 17 thành phần dân tộc cùng nhau sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 65.1% với tổng dân số là 8.674 khẩu, trong đó có dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc Brâu có 173 hộ/ 588 khẩu, cùng các cộng đồng dân tộc Lào và Campuchia, đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán độc đáo. Du khách có thể khám phá những ngôi làng truyền thống, tìm hiểu về cuộc sống, tập tục, lễ hội, và những món ăn đặc trưng của người dân Tây Nguyên.

               Lễ hội của người địa phương nơi đây (Ảnh:sưu tầm).

 

                           Món ăn đặc sắc nơi đây( Ảnh: sưu tầm).

Với giá trị lịch sử, văn hóa và thiên nhiên phong phú, cột mốc ba biên có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch. Một trong những điểm đặc biệt của cột mốc ba biên là vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Nơi đây có một địa hình đa dạng với nhiều dãy núi, sông suối và rừng rậm. Đứng nơi cột mốc, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, với những thảm rừng, sông suối và những ngôi làng nhỏ nằm ẩn mình trong xanh tươi của đại ngàn. Khung cảnh này mang đến một trải nghiệm tuyệt vời, giúp du khách cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng.

          Không chỉ là sự tự hào về dân tộc, chuyến đi mang lại cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc, việc tham quan các địa điểm trên là cơ hội để chúng ta hiểu biết thêm về lịch sử, văn hoá, giao lưu hữu nghị giữa ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia và truyền thống đấu tranh anh dũng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

                                                                                                                                 Vương Thạch Thanh Vi

                                                                                                             ( UBND xã Đắk Tờ Kan, Huyện Tu Mơ Rông)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
Video Clip
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 2
Tháng 12 : 576
Năm 2024 : 10.835
Năm trước : 29.426
Tổng số : 95.904